(Cadn.com.vn) – Được mệnh danh là “Thành phố vàng”, Dubai bày bán vàng la liệt ở các cửa hàng trên đường phố hay những khu chợ sầm uất. Nhiều du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới, bao gồm Nigeria, không chỉ đến đây để mua trang sức vàng mà còn mang dây chuyền và vòng đeo tay cũ đến đây để chế tác lại.
Vô số mặt hàng dây chuyền vàng 22K và vòng tay lấp lánh đang được bày bán ở các cửa hàng tại Sân bay quốc tế Dubai. Trong số những vị khách ngồi chờ máy bay để về thành phố Lagos ở Nigeria là gia đình ông bà Esochaghi.
Bà Ugochi Esochaghi cho biết, ngoài việc mua sắm “thả ga” các trang sức mới tại Dubai, gia đình còn mang theo một ít đồ trang sức cũ đến chợ vàng “Gold Souk”, nơi được mệnh danh là linh hồn của thành phố vàng Dubai, để chế tác lại thành sản phẩm mới. Tại đây, chủ tiệm vàng sẽ đưa ra một số mẫu thiết kế phổ biến để khách hàng lựa chọn hoặc khách hàng có thể yêu cầu tiệm làm theo sở thích. Sau đó, những thợ kim hoàn sẽ nung chảy vàng cũ của khách để chế tạo thành các kiểu trang sức mới. “Công việc này chỉ mất 2 ngày. Chất lượng trang sức ở Dubai rất tốt và chi phí chế tạo thành phẩm lại rẻ hơn ở Nigeria khá nhiều”, người phụ nữ Nigeria này cho biết thêm.
Cơ hội “Vàng”
Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), mặc dù có nhiều trung tâm giao dịch vàng trên toàn cầu, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc là 2 quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, nhưng 40% lượng vàng giao dịch trên thế giới diễn ra ở Dubai.
Cách đây khoảng 10-15 năm, Dubai được biết đến nhờ khu chợ vàng “Gold Souk”. Kể từ đó, quốc gia Trung Đông này phát triển như một trung tâm kinh tế, thương mại toàn cầu”, John Mulligan, một thành viên WGC cho biết. Là một thị trường không đánh thuế hàng hóa cũng như sở hữu chất lượng vàng cao cấp là 2 yếu tố chính giúp Dubai thu hút khá nhiều nhà đầu tư. Vàng ở Dubai tương đối tinh khiết và giá trị thực chất thường cao hơn so với những nơi khác.
Ugochi Akwiwu, một blogger du lịch, cho biết, cô thường đi đến Dubai mỗi năm một lần và lúc nào cũng quay trở về nhà với vô số trang sức bằng vàng, thường là các đôi bông tai. Một số thì dành cho cô và gia đình, còn lại một số khác dùng để kinh doanh. “Khi tôi còn đi học một số bạn học của tôi đã kiếm tiền bằng cách mua vàng ở Dubai và bán nó ở Nigeria”, Akwiwu chia sẻ.
Một ví dụ điển hình trong việc kinh doanh vàng là chị Talutu Ahmed Olulana sống tại thành phố Lagos. Chị cho biết, chị thường mua khoảng 5kg vàng thô/năm từ Châu Phi sau đó mang sang Italia, Ấn Độ và Dubai để chế tác thành phẩm cuối cùng.
Truyền thống
Akwiwu cho biết, nhiều người Nigeria đều rất thích sở hữu vàng và đối với họ vàng là thước đo của sự giàu có. Nhiều người không chỉ coi vàng như một hàng hóa để giao dịch mà nó còn là biểu tượng của hoàng gia.
“Quê hương tôi là cộng đồng Igbo ở phía đông nam Nigeria. Theo truyền thống của làng, đàn ông sẽ sở hữu tài sản trong nhà và đất đai còn phụ nữ thì được thừa kế vàng và vải Hollandais”, Akwiwu nói. “Tôi đến từ bang Kogi ở phía bắc miền trung Nigeria, nơi đánh giá cao tầm quan trọng của việc sở hữu vàng”. Vàng được xem là một điều kiện tiên quyết của hôn nhân ở Nigeria. Xe hơi và máy bay phản lực hào nhoáng có thể đến và đi nhưng đối với người Nigeria, điều tiên quyết là sẽ phải luôn có vàng.
Hoa Kỳ – một xứ sở “cờ hoa” cùng với sự phát triển vượt bậc khoa học công nghệ lẫn cuộc sống… Các thành tựu…
Continue reading
Phỏng vấn là phần quan trọng và không thể thiếu trong quá trình xin Visa du học Mỹ, tuy nhiên trong khi phỏng vấn sẽ…
Continue reading